Talk:Tri Tôn district

Page contents not supported in other languages.
From Wikipedia, the free encyclopedia

VN for tx[edit]

Tri Tôn là một huyện miền núi có diện tích lớn nhất và dân cư thưa thớt nhất tỉnh An Giang, cách tỉnh lỵ (Long Xuyên) 52 km về phía Tây, cách Hà Tiên - Kiên Giang 83 km, Châu Đốc 44 km, Lâm Viên - Núi Cấm 7 km

Vị trí địa lí[edit]

Phía Đông giáp các huyện Châu Thành, Thoại Sơn, phía bắc giáp huyện Tịnh Biên, phía tây bắc giáp Campuchia, phía nam giáp tỉnh Kiên Giang. Diện tích: 59.763 ha.

Huyện Tri Tôn có thị trấn Tri Tôn (huyện lị), thị trấn Ba Chúc và các xã Châu Lăng, Lương Phi, Vĩnh Phước, Lương An Trà, Lạc Quới, Vĩnh Gia, Núi Tô, An Tức, Ô Lâm, Cô Tô, Tà Đảnh, Tân Tuyến. Huyện có các di tích lịch sử như Đồi Tức Dụp, nhà mồ Ba Chúc...Thành phần dân tộc bao gồm Kinh, Khmer,Hoa.

Huyện Tri Tôn có các núi Cô Tô, núi Dài, núi Nước thuộc hệ thống Bảy Núi (Thất Sơn). Ngoài ra còn có các núi: Nam Qui, Tà Pạ (đồi), núi Tượng Ba Chúc (Liên Hoa Sơn)

Lịch sử huyện Tri Tôn[edit]

  • Năm 1839: vùng đất huyện Tri Tôn ngày nay thuộc huyện Hà Dương, phủ Tĩnh Biên, tỉnh Hà Tiên.
  • Năm 1842: phủ Tĩnh Biên thuộc tỉnh An Giang.
  • Năm 1850: vùng đất này thuộc huyện Hà Dương, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang.
  • Năm 1957: quận Tri Tôn thuộc tỉnh An Giang gồm 3 tổng với 15 xã là: Tri Tôn, An Tức, Nam Quy, Cô Tô, Ô Lâm thuộc tổng Thành Lễ; Tà Đảnh, Thuyết Nạp, Trác Quan, Tú Tề, Văn Giáo, Vĩnh Trung, Yên Cư thuộc tổng Thành Ý; Châu Lăng, Lê Trì, Lương Phi thuộc tổng Thành Ngãi.
  • Năm 1964: quận Tri Tôn thuộc về tỉnh Châu Đốc gồm 12 xã là: An Cư, An Hảo, An Lạc, An Tức, Cô Tô, Lê Trì, Lương Phi, Ô Lâm, Tri Tôn, Tú Tề, Văn Giáo, Vĩnh Trung.
  • Sau tháng 8/1945, quận Tri Tôn thuộc tỉnh Châu Đốc.
  • Năm 1948: thuộc tỉnh Long Châu Hậu.
  • Năm 1950: thuộc tỉnh Long Châu Hà.
  • Tháng 7/1951: sáp nhập vào huyện Tịnh Biên.
  • Tháng 10/1954: tách thành hai huyện như cũ, Tri Tôn thuộc về tỉnh Châu Đốc.
  • Năm 1971: thuộc tỉnh Châu Hà.
  • Năm 1974, huyện Tri Tôn thuộc tỉnh Long Châu Hà.
  • Sau năm 1975: huyện Tri Tôn thuộc tỉnh An Giang.
  • Ngày 11/3/1977: hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên hợp nhất thành huyện Bảy Núi.
  • Ngày 23/8/1979: chia huyện Bảy Núi thành hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Thị trấn Bảy Núi đổi thành thị trấn Tri Tôn.

Sau giải phóng, chiến tranh biên giới Tây - Nam do bọn độc tài diệt chủng Pônpốt Campuchia gây ra đã làm Tri Tôn tổn thất to lớn về người và của mà di tích nhà mồ Ba Chúc là một minh chứng.

Hiện nay, huyện đang phát triển các vùng chuyên canh hoa màu, chế biến nông sản, khai thác đá và các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên khác.

Đời sống tinh thần của đồng bào rất phong phú với các hoạt động văn hoá lễ hội như: Chol Chnam Thmay, Piat bôdia, Chol casa, Dolta.....Với những tiềm năng đó, Tri tôn có nhiều cơ hội phát triển đi lên bền vững


Các địa điểm du lịch[edit]

1. Chùa Xà Tón (Xvayton): Địa danh Tri Tôn được xuất phát từ ngôi chùa Khmer này. Theo lời kể dân gian ngày xưa nơi đây ít người sinh sống, trên những ngọn cây cao có rất nhiều khỉ thường xuống đất níu kéo người. Nên khi xây chùa người dân đã đặt cho ngôi chùa tên là Xvayton (Xvay: Khỉ; Ton: đeo, níu kéo) sau này nói chạy là Xà Tón và nay là Tri Tôn. Ngôi chùa đã có lịch sử trên 200 năm, nằm ngay trung tâm của thị trấn Tri Tôn, trong chùa còn lưu giữ được bộ kinh Slấc-rích (kinh viết trên lá thốt nốt khô) rất có giá trị về văn hóa lịch sử của người Khmer.

2. Đồi Tức Dụp: là một ngọn núi nhỏ của núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn) thuộc xã An Tức. Tức Dụp có độ cao 216 m, diện tích trên 2km² cấu trúc khá độc đáo rất nhiều hang sâu, động lớn và chằn chịt. Là khu căn cứ địa cách mạng, người Mỹ đã bỏ ra 2 triệu đô la để đổi lấy thất bại với ngọn đồi này. Hiện nay xung quanh khu vực dưới chân đồi đã xây dựng thành khu du lịch và giải trí khá rộng lớn. Các hang động được thiết kế đường đi kiên cố dễ dàng tham quan chiến trường xưa. Đặt biệt có khu giải trí bắn súng thật.

3. Nhà mồ Ba Chúc: Cách thị trấn Tri Tôn khoảng 17 km về phía tây nam, Khu chứng tích được xây dựng nhằm tưởng nhớ 3157 người dân Ba Chúc bị Ponpot (Khmer đỏ) thảm sát, giết hại một cách tàn nhẫn dã man trong 11 ngày đêm vào năm 1978. Nhà mồ còn đang lưu giữ 1159 bộ xương cốt trong tủ kính. Xung quanh nhà mồ có Chùa Tam Bửu (tổ đình của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa) và Chùa Phi Lai (nơi vẫn còn để lại những vết máu trong cuộc thảm sát của Ponpot)


4. Hồ Soài So: Nằm ngay dưới chân núi Cô Tô cách trung tâm huyện chưa đầy 2 km (lúc trước còn gọi là Suối Vàng) đây cũng là đường đi chính lên núi. Một nơi khá mát mẻ, yên tĩnh được thiên nhiên ban tặng. Do hồ nằm cạnh núi nên có thể leo núi thưởng ngoạn phong cảnh hoang sơ đắm mình với những con suối chảy trong xanh mát lạnh. Men theo chuyền núi là những ngôi chùa, ngôi miếu có thể nghỉ ngơi để chinh phục độ cao mới. Ở khu vực giữa núi có 1 nơi người dân gọi là Sân Tiên (bàn chân Tiên) theo tương truyền ngày xưa có một vị tiên đã in dấu gót giày xuống đây (dấu gót giày khoảng 5-6 gan tay). Xung quanh khu vực sân Tiên còn có bàn cờ và hầm chén.

Lễ hội và Văn hóa[edit]

  • Lễ hội đua bò: được luân phiên tổ chức hàng năm giữa hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên ngay vào thời điểm tết Đôn Ta của người Khmer tức khoảng tháng 8-9 âm lịch và đua tranh trong một ngày. Đây là một lễ hội mang đặc thù tính nông nghiệp diễn ra trên đồng ruộng sau khi đã gặt hái một mùa lúa bội thu. Hàng năm kéo trên 20 ngàn người đến xem và cổ vũ.
  • Tết Chol Chơnam Thmây: đây là lễ tết vào năm mới của người Khmer (lễ chịu tuổi). Lễ nhằm vào đầu tháng chét theo Phật lịch phái tiểu thừa. Đây là thời gian mùa màng đã gặt xong, rảnh rang tha hồ vui chơi giải trí. Người Khmer đón năm mới với ý nghĩa cũng như bao dân tộc khác.
  • Lễ cúng trăng - Ok Om Bok: lễ cúng Trăng là 1 tục lễ độc đáo của đồng bào Khmer Nam bộ. Trong quan niệm của người Khmer thì mặt trăng là vị thần bảo vệ mùa màng, bảo vệ tôm cá và giúp con người sống hạnh phúc ấm no. Lễ cúng Trăng thường được tổ chức vào ngày rằm tháng 10 (Âm lịch) để tạ ơn thần Mặt Trăng vào đêm rằm , trước khi trăng sáng , mọi người sửa soạn các mâm cổ ở sân nhà hoặc sân chùa . Cỗ cúng Trăng gồm có cốm , chuối chín , dừa tươi gọt vỏ , sắn ....Người ta làm lễ cúng Trăng khi Trăng đã toản sáng . Cùng với lễ cúng người ta thả những chiếc đèn giấy lên trời và thả những chiếc bè chuối có bày lễ vật trôi theo kênh rạch . Trong ngày cúng trăng người Khmer tổ chức nhiều trò vui.

Các Món Ăn Đặc Sản[edit]

  • Cháo bò nặng trái trúc(một thứ trái giống như trái chanh nhưng vỏ xù xì, được trồng ở miền núi này), Bò xào lá vang, Bánh bò được làm từ trái thốt nốt, khô bò, gà hấp lá trúc, canh xiêm lo,...


Các ngôi chùa Khơme ở huyện Tri Tôn[edit]